Máy hấp tiệt trùng hay Autoclave Sterilizer là gì? Cấu tạo và cách sử dụng chúng ra sao? Đây là thiết bị rất quen thuộc trong các phòng thí nghiệm, các nhà máy cũng như các cơ sở y tế. Tuy nhiên, liệu bạn đã hiểu rõ hết các chức năng cũng như ứng dụng của thiết bị này chưa? Nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu về chiếc nồi hấp có nhiều công dụng và lợi ích này, bài viết sau đây là dành cho bạn.
1. Máy hấp tiệt trùng (Autoclave) là gì?
Máy hấp tiệt trùng chính hãng (Autoclave) là thiết bị dùng để khử trùng những vật như dụng cụ phẫu thuật, thiết bị, dụng cụ y tế, hay các vật dụng trong phòng thí nghiệm. Trên thực tế, chiếc nồi hấp này giống như một nồi áp suất khổng lồ, sử dụng sức mạnh từ hơi nước để tiêu diệt hết các loại vi sinh vật hay vi trùng còn sót lại sau khi các vật cần khử trùng đã được rửa qua bằng nước sôi hay chất tẩy rửa.
2. Nguyên lý hoạt động
Các vi sinh vật, bào tử hay vi khuẩn không thể bị tiêu diệt hoàn toàn khi hấp hoặc đun sôi ở nhiệt độ 100°C. Vì vậy, cần có một phương pháp tiệt trùng mang đến hiệu quả cao hơn để đảm bảo tiêu diệt hết các vi sinh vật, bào tử hay vi khuẩn trên vật cần khử trùng.
Nguyên lý hoạt động của nồi hấp tiệt trùng: khi gia nhiệt, nồi hấp sẽ đóng kín các van và tạo áp suất cao trong buồng hấp, làm thay đổi nhiệt độ sôi và bay hơi của nước (thông thường nước sôi và bốc hơi ở 100°C) lên nhiệt độ cài đặt (thường sẽ là 121°C), khi đó sẽ tạo ra hơi nước bão hòa trong buồng hấp giúp tiệt trùng.
Theo nghiên cứu, tiệt trùng tại nhiệt độ khoảng 121°C, trong khoảng thời gian từ 15 - 20 phút, các vi khuẩn và vi sinh vật sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn bởi những sự tác động từ hơi nước bão hòa dưới điều kiện áp suất cao.
3. Công dụng của máy hấp tiệt trùng
Như đã đề cập ở trên, máy hấp tiệt trùng thường được sử dụng để khử trùng các vật dụng, dụng cụ tại các cơ sở y tế, phòng thí nghiệm, hay trong các môi trường nuôi cấy vi sinh. Thiết bị này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm y tế, vi sinh, dược phẩm và công nghiệp.
Một số ứng dụng có thể kể đến như:
Khử trùng các thiết bị, vật dụng, dụng cụ y tế như kim tiêm, kéo, dao mổ, chỉ khâu,... hoặc một số dụng cụ có thể tái sử dụng khác. Vô hiệu hóa các loại hóa chất, các chất có khả năng gây nguy hiểm như các mầm bệnh, virus, vi sinh vật,... trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
Khử trùng các thiết bị, dụng cụ trong phòng thí nghiệm, trong môi trường nuôi cấy vi sinh,...
Tạo ra môi trường phù hợp về mặt nhiệt độ và áp suất để phát triển tinh thể thạch anh trong ngành công nghiệp điện tử.
Xử lý composite khi lưu hóa cao su trong công nghiệp.
Tiệt trùng bao bì trong quá trình đóng góp thực phẩm.
4. Cấu tạo của máy hấp tiệt trùng
Có thể chia một chiếc máy hấp thành 5 phần chính:
- Buồng tiệt trùng: Thường được làm bằng vật liệu Inox, giúp đảm bảo cho sự bền vững, sử dụng lâu dài trong môi trường ẩm, nhiệt độ và áp suất cao cho chiếc nồi hấp. Phần buồng này thường có dạng hình trụ, chịu được áp lực lớn trong quá trình sử dụng.
- Hệ thống ống dẫn khí áp lực: Hệ thống này có vai trò kiểm soát nhiệt độ và áp suất bên trong buồng hấp, thường được làm cấu thành từ các ống đồng kết hợp van điện từ.
- Hệ thống gia nhiệt: Làm từ sợi đốt bọc cách điện – nhiệt, lớp ngoài bằng đồng mạ Chrome hoặc Inox, giúp duy trì nhiệt độ nồi hấp.
- Hệ thống mạch điện: Gồm các bo mạch nguồn, hiển thị, điều khiển,... giúp kết nối các bộ phận của nồi hấp với nhau, đảm bảo chúng hoạt động nhịp nhàng.
- Hệ thống an toàn: Gồm hệ thống các cảm biến nhiệt, áp suất, mực nước,...
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào về máy hấp tiệt trùng. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua các sản phẩm nồi hấp, hoặc có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng các loại thiết bị phòng thí nghiệm, đừng ngần ngại liên hệ với N.K.LUCK VIỆT NAM qua Hotline hoặc Email để nhận được những tư vấn kịp thời.
N.K.LUCK VIỆT NAM
Trụ sở: 781/A13 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Điện thoại: +84 28.38620090
Fax: +84 28.38620080
E-mail: contact@nkluck.com
Website: www.nkluck.vn
Comments