Doanh nghiệp sản xuất là loại hình khá phổ biến hiện nay. So với các loại hình doanh nghiệp khác thì doanh nghiệp sản xuất có nhiều nghiệp vụ phức tạp do đó mà công việc của kế toán cũng phức tạp theo. Lựa chọn được một phần mềm kế toán dành cho doanh nghiệp sản xuất tốt và nằm được hướng dẫn sử dụng những phần mềm kế toán thông dụng này là chìa khóa tháo gỡ những khó khăn đó cho doanh nghiệp.
![](https://static.wixstatic.com/media/9830a1_9749a3707cf241eb92ec42f4114b0930~mv2.png/v1/fill/w_754,h_400,al_c,q_85,enc_auto/9830a1_9749a3707cf241eb92ec42f4114b0930~mv2.png)
>> Xem thêm tại:https://fast.com.vn/phan-mem-ke-toan-fast-accounting/quan-tri-va-tinh-gia-thanh-ke-toan-san-xuat
1. Doanh nghiệp sản xuất và những nghiệp vụ kế toán sản xuất
Có 2 khái niệm cơ bản cần được phân biệt rõ giữa: Kế toán thương mại dịch vụ và kế toán sản xuất.
Kế toán thương mại dịch vụ chỉ xoay quanh hoạt động trao đổi mua bán và làm dịch vụ trung gian mua bán, vì vậy nghiệp vụ kinh tế phát sinh định khoản của kế toán thương mại dịch vụ sẽ đơn giản hơn.
Kế toán sản xuất thì phức tạp hơn nhiều vì phải làm việc với nhiều quy trình hơn và đồng nghĩa với việc là nhiều vấn đề phát sinh hơn: bạn sẽ phải đầu tư mua nguyên vật liệu, và cho vào quy trình sản xuất để sản xuất ra thành phẩm rồi mang sản phẩm để buôn bán trao đổi. Mục đích quan trọng của kế toán sản xuất chính là phải tính được giá thành của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất.
2. Kế toán sản xuất phải làm những gì và kinh nghiệm làm kế toán sản xuất ra sao?
Kế toán sản xuất phải làm những công việc cơ bản sau:
Tập hợp và phân bổ chính xác, kịp thời các loại chi phí sản xuất theo từng đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành. Từ đó, kiểm tra tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí sản xuất.
Tính toán được chính xác giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) của sản phẩm dịch vụ hoàn thành. Đồng thời, phản ánh lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, nhập kho hay tiêu thụ.
Cung cấp các tài liệu cần thiết cho các bộ phận có liên quan.
Những công việc của kế toán sản xuất khá phức tạp, do vậy để làm tốt được công việc của một kế toán viên trong doanh nghiệp sản xuất, trước hết họ cần nằm được những kiến thức cơ bản về kế toán sản xuất, cụ thể đó là:
![](https://static.wixstatic.com/media/9830a1_d5e43f26367d4998aa0e4b556b8fde84~mv2.png/v1/fill/w_800,h_600,al_c,q_90,enc_auto/9830a1_d5e43f26367d4998aa0e4b556b8fde84~mv2.png)
Kế hoạch sản xuất nguyên vật liệu và xây dựng định mức nguyên vật liệu.
Tính tiền lương, khấu hao tài sản cố định.
Tính chi phí sản xuất bao gồm tất cả: nguyên vật liệu, nhân công, tiền điện…
Phân bổ chi phí sản xuất.
Tính giá thành chi tiết cho từng sản phẩm hoàn thành.
Biết cách tổ chức chứng từ sổ sách kế toán, tài khoản kế toán, hạch toán kế toán, lập báo cáo quyết toán thuế giá trị gia tăng và thuế giá trị doanh nghiệp.
Những kiến thức cơ bản đó cộng với những kinh nghiệm làm kế toán sản xuất tích lũy dần qua quá trình thực tiễn sẽ giúp cho mỗi kế toán viên làm tốt công việc của mình.
3. Quy trình kế toán sản xuất trong doanh nghiệp
Cũng giống như các doanh nghiệp khác, Quy trình kế toán sản xuất trong doanh nghiệp cũng phải tuân thủ các bước như sau:
Tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh
Lập chứng từ gốc trên căn cứ đã tổng hợp được
Xử lý kiểm tra chứng từ gốc
Tiến hành ghi sổ sách kế toán
Sắp xếp chứng từ kế toán
Cuối kỳ (Thực hiện bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển)
Khóa sổ, xác định số dư
Lập bảng cân đối số phát sinh
Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế
Tuân thủ đúng các bước trong quy trình của kế toán sản xuất trong doanh nghiệp sẽ giúp các kế toán viên thực hiện suôn sẻ hơn với công việc khó nhằn này.
![](https://static.wixstatic.com/media/9830a1_adcf7616a03e41d2825561d355431f38~mv2.png/v1/fill/w_600,h_366,al_c,q_85,enc_auto/9830a1_adcf7616a03e41d2825561d355431f38~mv2.png)
4. Phần mềm kế toán dành cho doanh nghiệp sản xuất
Với những nghiệp vụ phức tạp đó, các doanh nghiệp sản xuất thường cần phải cân nhắc kỹ trong việc lựa chọn một phần mềm kế toán cho phù hợp.
Phần mềm kế toán dành cho doanh nghiệp sản xuất trên thị trường hiện tại rất đa dạng về đặc tính cũng như đa dạng lựa chọn các nhà cung cấp. Về đặc tính có 2 loại phần mềm cơ bản là phần mềm đóng gói và phần mềm tùy chỉnh. Với nhà cung cấp thì có trong nước và nước ngoài.
Tùy thuộc và nhu cầu, khả năng chi trả mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một nhà cung cấp. Là một công ty chuyên sâu phát triển và triển khai ứng dụng các hệ thống phần mềm về công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả điều hành, quản trị cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh – xã hội – Fast Software Company là lựa chọn của nhiều khách hàng gần 18 năm nay.
Chuyên sâu về giải pháp cho các doanh nghiệp sản xuất, phần mềm Fast Software Company đã trở thành “Bí quyết quản trị doanh nghiệp” của nhiều khách hàng.
Văn phòng tại TP Hà Nội
Tầng 3, Tòa nhà CT1B, Khu VOV Mễ Trì, P. Mễ Trì, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội Tổng đài: (024) 7108-8288 Hỗ trợ ngoài giờ FAO, HĐĐT: (024) 7108-8288 (line 4) Phần mềm khác: 098-119-5590 Góp ý, phản ánh: 090-340-0131
Comentários