Đúng với lời khuyên “bếp ăn đi trước, tủ thuốc đi sau”, dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng và chữa bệnh. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng khoa học để ổn định chỉ số đường huyết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về dinh dưỡng đầy đủ và các loại thực phẩm cần thiết cho người bệnh tiểu đường.
>> Xem thêm tại:https://viamclinic.vn/bai-viet/213-dinh-duong-cho-nguoi-mac-benh-tieu-duong 1.Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị bệnh tiểu đường Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế các biến chứng và giúp người bệnh tiểu đường ổn định chỉ số đường huyết ở mức an toàn. Trong điều trị bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên và duy trì suốt đời. Ăn uống hợp lý sẽ giảm được liều thuốc cần sử dụng. Chế độ ăn trị liệu hiệu quả không chỉ giúp bình ổn đường huyết theo tiêu chuẩn điều trị mà còn cải thiện các rối loạn lipid, rất thường gặp ở người bị bệnh tiểu đường, góp phần làm giảm các biến chứng nguy hiểm. Mục đích quan trọng nhất của dinh dưỡng trong điều trị bệnh tiểu đường là không làm tăng nhanh đường huyết, cũng không làm hạ đường huyết sau bữa ăn . Chế độ dinh dưỡng phải đảm bảo không làm tăng các yếu tố gây bệnh như rối loạn mỡ máu, suy thận, tăng huyết áp cũng như hỗ trợ cải thiện sức khỏe, giảm tình trạng mệt mỏi của người bệnh. 2.Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh tiểu đường – Đảm bảo đủ chất đạm, béo, bột đường, vitamin, khoáng chất với số lượng cân bằng và hợp lý. Nên giảm tinh bột trong gạo trắng, khoai tây vì có thể dẫn đến việc tăng đường huyết sau khi ăn. – Không nên ăn quá no ở bữa chính, nên chia khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ gồm 3 bữa chính và 1-3 bữa phụ. Ăn uống đều đặn các bữa và đúng giờ – Lượng bột đường trong các bữa ăn phải ổn định (lượng cơm, bún, khoai, trái cây) để duy trì tốt đường huyết. -Lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp , có thể dùng hàng ngày như: bầu , bí xanh, cà chua, cà tím,cải, các loại rau xanh, dưa leo…
– Chế biến thức ăn: tránh hầm nhừ, xay nhuyễn, chiên nướng ở nhiệt độ cao.
– Hạn chế sử dụng các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Bổ sung thêm chất xơ trong bữa ăn. Nên ăn đúng lượng thực phẩm cần thiết mỗi ngày để tránh thiếu hụt chất, không nên kiêng khem quá mức để đảm bảo cân nặng.
– Hạn chế ăn nhiều muối, chất béo có hại từ mỡ động vật và các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn. Ưu tiên sử dụng các chất béo tốt như DHA, MUFA, PUFA có trong các loại cá & sữa chuyên biệt cho người bệnh tiểu đường.
– Hạn chế bia, rượu, thuốc lá có thể làm mất kiểm soát đường huyết.
– Nên bổ sung các loại sữa chuyên biệt cho người bệnh tiểu đường có chứa đường hấp thu chậm Palatinose, không làm tăng nhanh đường huyết sau khi ăn.
3.Chế độ ăn kiêng có lợi cho người bệnh tiểu đường
Chế độ ăn low carb, keto, ăn chay… có thể giúp người bệnh tiểu đường tuýp hai kiểm soát lượng đường trong máu và cân nặng.
Người bệnh tiểu đường tuýp hai cần đảm bảo chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, cung cấp chất xơ, vitamin và chất khoáng. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ có thể quản lý lượng đường trong máu và giúp no lâu hơn, giảm thèm ăn. Người bệnh cũng nên ăn nhiều loại chất béo có lợi cho tim gồm axit béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa.
Một số loại thực phẩm nên bổ sung chế độ ăn uống như trái cây, rau xanh, các loại đậu, các loại hạt, thực phẩm giàu protein (thịt gia cầm, hải sản, thịt đỏ, đậu phụ), chất béo có lợi cho tim (dầu ôliu, bơ, dầu cải, dầu mè), đồ uống (cà phê đen, trà không đường, nước ép rau củ). Tuy nhiên, chế độ ăn uống cũng phải bền vững và dễ tuân theo. Các kế hoạch ăn kiêng quá hạn chế hoặc không phù hợp với lối sống sẽ khó thực hiện về lâu dài.
Dinh dưỡng đủ chất có thể giúp người bệnh tiểu đường ngăn các biến chứng tiểu đường nguy hiểm và ổn định đường huyết. Bên cạnh đó, người bệnh nên khám định kỳ chuyên khoa nội tiết-tiểu đường để được bác sĩ tư vấn về chế độ ăn uống, tập luyện, thay đổi liều thuốc điều trị tiểu đường, phát hiện sớm các biến chứng có thể gặp phải. Qua bài viết trên, hy vọng người bệnh tiểu đường đã có thêm kiến thức và chọn lựa loại thực phẩm phù hợp cho mình, để giúp cho việc kiểm soát bệnh được tốt hơn.
Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM
Địa chỉ: 12 Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline 1: 0935.18.39.39
Hotline 2: 0243.633.5678
Email: info@viamclinic.vn
Comments